Mù cang chải ở đâu? Huyện nằm dưới chân của dãy núi Hoàng Liên Sơn, ở độ cao 1.000 m so với mặt biển. Muốn đến được huyện Mù Cang Chải phải đi qua đèo Khau Phạ
Du lịch Mù Cang Chải – Điểm đến lý tưởng trong đời không thể bỏ qua khi đi du lịch miền bắc. Là địa danh nổi tiếng thế giới với nhứng thửa ruộng bậc thang Mù Cang Chải kỳ vĩ của thiên nhiên ban tặng, hòa cùng những ngọn núi trong lòng tây bắc.
Nơi đây in đậm dấu ấn văn hóa các dân tộc vùng cao tây bắc: hmong, dao, thai, tầy… cùng tạo nên bản sắc phong phú và đa dạng.
Mù Căng Chải ở Đâu đi từ Hà Nội
Cách Hà Nội gần 300 km về hướng Tây Bắc, Mù Cang Chải vốn nổi tiếng với Danh thắng Ruộng bậc thang, mỗi mùa lúa chín nơi đây là điểm đến không thể bỏ lỡ trên tuyến hành trình khám phá lúa chín Tây Bắc.
Hàng năm cứ vào khoảng tháng 9, hàng ngìn người đến đây để được chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang đẹp nhất cả nước. Nếu bạn chưa từng tới với mảnh đất này, hãy xách ba lô lên và lên đường ngay nhé, bạn sẽ không phải hối tiếc đâu.
Tour Mù Cang Chải- Thời điểm du lịch
Mù Cang Chải có 2 mùa đẹp nhất là mùa nước đổ và mùa lúa chín, nếu bạn muốn khám phá Mù Căng Chải, bạn nên đến đây vào 2 dịp này.
Mù Cang Chải Tháng 5-6: mùa đổ nước
Khi những cơn mưa mùa hè bắt đầu trút nước xuống những ngọn núi thì nước được dẫn từ trên núi vào các ruộng bậc thang. Nước tràn vào các thửa ruộng làm cho đất khô cằn trở nên mềm hơn và nở ra giúp bà con có thể cấy lúa.
Đây cũng là thời điểm bà con bắt đầu xuống đồng cày cấy chuẩn bị cho một vụ mùa mới. Chính vì thế ở các ruộng bậc thang miền núi phía Bắc, lúa chỉ có thể trồng được một vụ.
Những bậc thang loang loáng nước trong nắng chiều tạo nên một vẻ đẹp khiến cho bao du khách phải ngỡ ngàng.
Mù Cang Chải Tháng 9, tháng 10: mùa lúa chín
Mù Cang Chải cứ đến độ tháng 9, tháng 10 hàng năm, lúa lại chín vàng, nhuộm khắp miền núi Tây Bắc trong sắc màu tươi sáng, đậm chất thu sang. Vào lúc này toàn bộ Mù Cang Chải sẽ vàng rực một màu lúa, thời tiết đẹp, thuận lợi để đến thăm nơi đây.
Đây là thời điểm các đoàn du lịch nô nức lên kế hoạch để khám phá các cảnh sắc tuyệt đẹp của tây bắc, điểm du lịch đẹp nhất trong mùa này ở Tây bắc chính là Mù Căng Chải.
Mù Cang Chải – Di chuyển, đi lại từ Hà Nội
Đi đến Mù Căng Chải
Bạn có thể đi bằng xe máy hoặc ô tô riêng đến Mù Căng Chải, bạn có thể đi theo tuyến đường sau để đến được Mù Căng Chải. – Qua Sơn Tây, cầu Trung Hà, Tam Nông cứ dọc bờ sông Hồng mà ngược đến cầu Văn Phú, Yên Bái. – Cầu Thăng Long, QL2, Phúc Yên, Việt Trì, Đoan Hùng, thẳng QL70 là đến Yên Bái (dễ đi nhất, gần nhất). – Cầu Thăng Long, Phúc Yên, Vĩnh yên, Lập Thạch, Sơn Dương, QL37, Tuyên Quang, Yên Bái. Nếu đi bằng ô tô, hàng ngày đều có xe từ bến Mỹ Đình đi Mù Cang Chải.
Di chuyển, đi lại ở Mù Căng Chải
Tại Mù Cang Chải, cách đi lại thuận tiện nhất là thuê xe máy, với giá từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng mỗi ngày tùy vào thời điểm bạn tới đây. Vào mùa lễ hội, lúa chín thì giá thuê xe sẽ cao hơn 1 chút. Ngoài ra bạn có thể dùng xe máy cá nhân hoặc ô tô riêng để đi từ Hà Nội đi Mù Cang Chải, hoặc để xe máy lên xe khách sau đó đến nơi lấy xe và tiếp tục hành trình.
Điểm du lịch hấp dẫn ở Mù Cang Chải
Vào tháng 9,10 là mùa gặt Mù Cang Chải, những sườn đồi chỉ toàn màu vàng ươm của lúa chín, lượn vòng theo ruộng bậc thang như những lượt sóng mềm mại. Đẹp mộng mị, mê hoặc, lãng mạn và thanh thoát… Đến Mù Căng Chải bạn không thể bỏ qua những điểm du lịch hấp dẫn dưới đây.
Thị Trấn Tú Lệ: Được xem là địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi du lịch Mù Cang Chải, tới đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng những cánh đồng bậc thang trải dài màu vàng chen màu xanh tuyệt đẹp.
Khi tới đây bạn có thể đi thăm bản Lìm Thái, Lìm Mông cách đó khoảng 3km và ngắm những ngôi nhà sàn hai bên đường.
Đèo Khau Phạ: Là một trong tứ đại đỉnh đèo ở miền Bắc và là đèo dài nhất với độ cao trên 40km. Trên đèo Khau Phạ thường xuyên có mây bao phủ đến tận trời. Đèo uốn lượng ngoằn ngoèo quanh những dãy núi điệp trùng, xe kẽ giữa rừng đại ngàn.
Ruộng bậc thang La Pán Tẩn: Là nơi có nhiều ruộng bậc thang nhất ở Mù Cang Chải với 700 ha ruộng bậc thang. Với những ruộng bậc thang xếp tầng, xếp lớp trải rộng khắp quả đồi, đặc biệt ở đây có những ruộng mâm xôi vàng rất nổi tiếng vả thu hút du khách tham quan, chụp ảnh.
Bản Lìm Mông: xã Cao Pạ, huyện Mù Cang Chải -Yên Bái từ bao đời nay vẫn ẩn mình trong mây. Xưa nay, dân xê dịch vẫn thường rỉ tai nhau tứ đại hiểm địa Tây Bắc bởi độ khó hiểm trở của đường đi và cả bởi đó cũng là nơi… tận cùng, và Lìm Mông là một trong số ấy, đầy hấp lực đầy mời gọi và cũng đầy thách thức.
Xã Chế Cu Nha: Một xã của huyện Mù Cang Chải, nằm cách trung tâm huyện khoảng 7km về hướng Hà Nội, đường vào xã này khá dốc và khó đi, không phù hợp lắm với những bạn đi lần đầu.
Thác Pú Nhu: Nằm ở bản Pú Nhu, thuộc xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải cách trung tâm huyện Mù Cang Chải chừng 10km về phía Tây. Được bắt nguồn từ các con suối trên các cánh rừng đầu nguồn từ Than Uyên (Lào Cai) đổ về, thác có độ cao cột nước khoảng 20m được chia thành nhiều bậc.
Thác Mơ: nằm giữa hai ngọn đồi Nả Háng A và Nả Háng B thuộc địa phận xã Mồ Dề (Mù Căng Chải, Yên Bái).Trong hành trình chinh phục thác Mơ có 7 điểm ấn tượng để bạn dừng chân, thưởng ngoạn.
Từ quốc lộ 32, đi bộ khoảng 30′ vào đến chân thác, tiếp tục từ đây bạn sẽ tới điểm thác một tầng nơi dòng nước chảy theo hình xoắn ốc. Để đến được điểm thác 4 tầng tiếp theo bạn cần tiếp tục đi bộ ngược dòng thác, đây cũng là nơi ấn tượng nhất để bạn có thể lưu lại những hình ảnh tuyệt đẹp về Thác Mơ.
Bản Thái: Qua chiếc cầu ở ngay trung tâm huyện (hướng đi Chế Tạo) rồi rẽ trái đi khoảng 1km sẽ tới bản Thái. Một ngôi làng nhỏ bình yên nằm giữa thung lũng, lưng tựa vào núi. Tới đây bạn có thể thưởng thức các món ăn đặc sản của người Thái, tắm nước lá thuốc theo cách cổ truyền của người Thái, nghỉ ngơi tại nhà sàn và cùng tổ chức các buổi giao lưu, đốt lửa trại.
Đèo Lũng Lô: mạn phía Yên Bái tiếp giáp Sơn La cũng trong cảnh tương tự như vậy. Con đèo dài 15 km này nằm trên quốc lộ 37, trong thời kì chống Pháp là một trong những con đường tiếp vận vũ khí đạn dược và lương thực cho chiến dịch Điện Biên. Kể từ đó cho đến nay, con đường dần bị rơi vào quên lãng, nhất là khi đèo Khế nối Yên Bái với Sơn La được mở.
Ngoài ra khi đến đây bạn có thể vào thăm các bản làng dân tộc, khám phá văn hóa cũng như những phong tục đặc sắc nơi vùng cao Tây Bắc, tìm hiểu đời sống của người dân và hòa chung niềm vui ngày mùa nơi đây.
Món ngon Mù Căng Chải ở đâu
Bên cạnh những thắng cảnh đẹp như tranh vẽ làm say mê lòng người từ cái nhìn đầu tiên thì những đặc sản mang đậm chất địa phương lại là nhân tố đặc biệt giúp Mù Căng Chải níu chân du khách.
Lợn bản: lợn được nuôi ở các bản làng Mù Căng Chải là lợn đen hay còn gọi là lợn cắp nách, người Mông nuôi lợn đen này theo phương pháp thô sơ, hoang dã, lợn được thả rông ngoài vườn hoặc trên các sườn đồi sau nhà, không có chuồng trại, không được chăm sóc, lợn chủ yếu ăn thức ăn sẵn có trong vườn nhà hoặc trên đồi như rau rừng, ngô, khoai, sắn nên thịt săn chắc, thơm và ít mỡ.
Vì được nuôi tự nhiên nên loại lợn này khá bé, chỉ khoảng dưới 10 – 15 kg/1 con, một con lợn 10kg có thể chế biến được một mâm cỗ với nhiều món hấp dẫn như luộc, hấp, nướng, ăn kèm rau rừng như măng, cải … và chấm với muối mắc kén sẽ là điều vô cùng thú vị.
Gà đồi: Cũng giống như lợn bản, gà đồi được nuôi thả tự nhiên trên các sườn đồi sau nhà của người dân tộc bản địa, thịt chắc, thơm ngon, không có mỡ, gà khá bé chỉ hơn 1kg/ 1 con, nếu bạn muốn ăn thì nên đặt từ tối hôm trước, chủ nhà bắt gà và nhốt lại, sáng hôm sau chỉ việc làm thịt, nếu đặt muộn thì khó bắt gà vì sáng hôm sau gà được thả rông trên đồi.
Xôi nếp Tú Lệ: Nếu đến Tú Lệ hoặc các vùng khác của Mù Căng Chải dịp lúa chín, bạn tuyệt đối không được bỏ lỡ món xôi nếp, được nấu từ gạo nếp trồng trên những thửa ruộng bậc thang. Bạn nên đặt chủ nhà nấu cho món xôi nếp lúa mới (là loại lúa mới gặp về) ăn rất dẻo và thơm, sau khi nấu xong còn hơi nhão vì gạo mới chứa nhiều nước. Nếu bạn ăn xôi mà hơi cứng và khô thì chắc chắn bạn đang ăn gạo được thu hoạch từ năm trước đấy. Để ăn được loại xôi nếp mới gặt, có thể bạn sẽ phải trả tiền cao hơn 1 chút so với giá chung ở đây, bạn nên đặt chủ nhà sàn hoặc quán ăn để họ chuẩn bị trước.
Cốm Tú Lệ: Xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn (Yên Bái) từ lâu đã nổi tiếng với một loại nếp có hạt gạo to tròn, trắng trong. Thứ nếp này khi được đồ thành xôi thì có vị dẻo thơm đặc biệt, còn khi chế biến thành cốm thì lại có thêm hương vị thật ngọt ngào, thanh mát.
Nhộng ong rừng: Món nhộng ong xào mùng thơm ngon, bắt mắt phải không quá nát, phải giữ được hình thù của nhộng ong, còn mùng phải có màu xanh nhạt, có vị thơm béo ngậy của ong, mùi thơm của gia vị, của lá chanh. Nhộng ong xào mùng không phải mùa nào cũng có, nó chỉ được chế biến vào mùa ong rừng làm tổ và sinh sản (khoảng từ tháng 4 đến tháng 8). Vì vậy với người dân nơi đây, món ăn này còn được xem là đặc sản quý hiếm của núi rừng.
Xôi ngũ sắc: là món ăn phổ biến dịp tết hoặc lễ hội của người dân vùng cao Tây Bắc, điểm độc đáo của món xôi này là việc sử dụng nguyên liệu tự nhiên để nhuộm màu cho xôi. Để nấu được món này khá cầu kỳ vì thế món này không được bán phổ biến, người chỉ nấu mỗi dịp lễ, nếu bạn muốn ăn món này bạn cần đặt trước để chủ nhà chuẩn bị.
Thịt trâu, lợn gác bếp: là món ăn đặc sản của người Thái đen. Món này thường được làm từ thịt bắp của những chú trâu thả rông trên các vùng núi, đồi. Khi chế biến, người ta róc các thớ thịt ra thành từng miếng, rồi hun bằng khói của than củi được đốt từ các loại cây mọc trên núi đá.
Muồm muỗm, châu chấu rang Mường Lò: Có rất nhiều cách để chế biến món ăn ngon từ muồm muỗm. Song muồm muỗm rang giòn vẫn là đặc sản được người dân nơi đây ưa chuộng nhất. Muồm muỗm rang chín có màu vàng sậm, rất thơm. Hay món muồm muỗm om với nước măng chua (hoặc giấm gạo) trên bếp lửa liu riu.
Măng, rau rừng: Măng sặt thon nhỏ, to cỡ chuôi liềm, trắng nõn, mềm vàng. Vào đúng mùa, măng non rất dễ bóc, vị ngọt, không có vị he, luộc nên thơm phức.
Đặt nhà nghỉ, khách sạn ở Mù Cang Chải
Nhà sàn của người dân ở mù cang chải ở đâu: đây là loại hình lưu trú phổ biến nhất ở Mù Căng Chải, các nhà sàn ở đây có phòng ngủ tập thể cho từ 10 đến 30 người, bạn có thể dễ dàng tìm được 1 nhà sàn homestay của người dân, đặc biệt xung quanh các điểm du lịch nổi tiếng như Bản Thái, khu ruộng bậc thang La Pán Tẩn, Tú Lệ … Những nhà sàn này đều có dịch vụ ăn nghỉ và bán hàng tạp vụ ngay dưới chân nhà.
Khách sạn ở mù cang chải ở đâu: loại hình khách sạn chủ yếu tập trung ở thị trấn Mù Căng Chải, chủ yếu là khách sạn bình dân từ 1 sao đến 3 sao, phòng nghỉ có các tiện ích cơ bản như giường nghủ, phòng tắm, tivi, tủ lạnh…
Lịch trình 3 ngày 2 đêm Tour Mù Cang Chải từ Hà Nội
- ĐẶT XE 7 CHỖ TẠI HÀ NỘI: THUÊ XE 7 CHỖ HÀ NỘI GIÁ RẺ UY TÍN
Ngày 1: Hà Nội – Nghĩa Lộ
– 06h30: Khởi hành đi Nghĩa Lộ. – 11h30: Ăn trưa tại Nghĩa Lộ, sau đó nhận phòng nghỉ ngơi – 14h00: Chiều bạn đi thăm quan vườn trà Suối Giàng cổ thụ có tuổi đời lên đến 300 năm được công nhận là đồi chè di sản, nằm trên đỉnh Suối Giàng có độ cao hơn 1400m so với mực nước biển, thưởng thức chè san tuyết nổi tiếng của Suối Giàng.
– 16h30: Quay về thị trấn Nghĩa Lộ để đi tham quan suối khoáng nóng tự nhiên, tắm suối nước nóng cùng người dân bản địa.
– 18h30: Ăn tối. Buổi tối tự do nghỉ ngơi, nghỉ đêm tại Nghĩa Lộ.
Ngày 2: Nghĩa Lộ – Đèo Khau Pạ – Tú Lệ – Mù Căng Chải
06h00: ăn sáng và lên xe đi Mù Cang Chải. – 08h30: dừng chân nghỉ ngơi, ngắm cảnh, chụp ảnh tại đèo Khau Phạ – đèo dài nhất trên quốc lộ 32 với độ dài trên 32km và độ cao là 2100m, cùng ngắm bản Lìm Mông, Lìm Thái từ trên cao vào mùa lúa chín nơi được ví như những bức tranh huyền bí của mùa thu.
Chụp hình với những ruộng bậc thang đẹp dọc tuyến đi. – Sau khi dừng chân trên đèo Khau Pạ, bạn tiếp tục đi đến Tú Lệ, dừng chân tham quan chợ Tú Lệ, mua gạo nếp Tú Lệ và ngắm thung lũng Tú Lệ phủ vàng bởi những thửa ruộng bậc thang.
– 11h00: Đến Mù Cang Chải, bạn đi đến Bản Thái để thuê phòng nghỉ, ăn trưa, nghỉ ngơi. – 14h00: vào thăm và chụp hình ruộng bậc thang Mâm xôi nổi tiếng của Mù Cang Chải tại La Pán Tẩn.
Ngày 3: Mù Căng Chải – Yên Bái – Hà Nội.
06h30: Sáng bạn dậy sớm, ăn sáng, tận hưởng không khí trong lành, ngắm nhìn không gian thanh bình của bản làng, sau đó trả phòng khách sạn để lên đường đi về.
– 11h00: Ăn trưa tại thị trấn Thanh Sơn (Phú Thọ). Bạn có thể mua đặc sản thịt chua về làm quà tại đây. – 17h00: Về đến Hà Nội.
Trên đường về ghé dừng chân nghỉ ngơi và mua đặc sản sữa Ba Vì về làm quà. Bạn đã được trải nghiệm tour Mùa Cang Chải từ Hà Nội thật tuyệt vời
Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích cho chuyến du lịch Mù Cang Chải Yên Bái trọn gói tour hoặc thuê xe gia đình – Các bạn có thể liên hệ trực tiếp tại website – XE NỘI BÀI 247 or số hotline: 0369283168 – Zalo/whatsapp / email: tony.indochina@gmail.com
Giá Tour Mù Cang Chải Tham Khảo
GIÁ TOUR TRỌN GÓI: 2.050.000 VNĐ/KHÁCH (Giá áp dụng cho khách lẻ. Khách đoàn vui lòng liên hệ để có giá tốt nhất)
Tư vấn & đặt tour: hotline hoặc Zalo 0369283168